Kem chống nắng Sâm 1700 của Cỏ Mềm với chỉ số chống nắng SPF 50+, PA++++ hay còn gọi là chống nắng quang phổ rộng, hỗ trợ bảo vệ da trước tác hại của tia UVA, UVB. Sản phẩm có sự kết hợp 2 màng lọc hóa học thế hệ mới là Tinosorb S, Eclipsogen SX và 2 màng lọc vật lý lành tính TiO2&ZnO.
Theo đại diện Cỏ Mềm, điểm mới của dự án lần này là ứng dụng chiết xuất sâm Lai Châu trong sản phẩm kem chống nắng. Chiết xuất sâm Lai Châu chứa 52 Saponin - hợp chất chống oxy hóa đặc trưng ở giống sâm này. Các saponin trong sâm góp phần ngăn ngừa nám, sáng da và hạn chế quá trình lão hóa sớm. Kem chống nắng Sâm 1700 có lớp finish mỏng nhẹ, thấm nhanh, không bóng dầu, nâng tone tự nhiên mà không để lại vệt trắng. "Với sự kết hợp này sản phẩm hứa hẹn, vừa mang lại hiệu quả chống nắng vừa hỗ trợ ngừa lão hóa cho da", đại diện Cỏ Mềm nói.
Kem chống nắng Sâm 1700 được nghiên cứu, sản xuất theo tiêu chí "lành và thật" của Cỏ Mềm đảm bảo tiêu chí 4 không: không chứa cồn, không sulfate, không parabens, không chứa oxybenzone và octinoxate thân thiện với rạn san hô. Sản phẩm có thể dùng cho da nhạy cảm, da đang được điều trị.
Sâm Lai Châu là loại dược liệu quý của Việt Nam, có giá trị kinh tế rất cao. Những năm gần đây, tỉnh Lai Châu mời gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển cây sâm bản địa nhằm mục đích bảo tồn gene và phát triển chuỗi giá trị cho dược liệu quý. "Chúng tôi muốn đồng hành cùng địa phương gìn giữ, phát triển giống cây sâm quý, góp phần hỗ trợ cây dược liệu gia tăng giá trị kinh tế - xã hội cho người dân vùng cao. Đó là một trong những lý do Cỏ Mềm chọn sâm Lai Châu làm nguyên liệu phát triển kem chống nắng lần này", đại diện thương hiệu nói.
Vùng trồng sâm của Cỏ Mềm thuộc Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Thái Minh Panax. Nơi đây có độ cao 1700m (tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), áp dụng công nghệ nhà màng và đất tự trộn. Công nghệ này giúp kiểm soát các yếu tố dịch bệnh, côn trùng, khí hậu, độ ẩm, tạo điều kiện thích hợp để cây sâm phát triển khỏe mạnh, và cho ra những dưỡng chất quý giá.
Sâm Lai Châu thuộc họ nhân sâm (hay còn gọi là ngũ gia bì) chi sâm (panax), là loài cây đặc hữu, phân bố ở độ cao 1.400m - 2.200 m so với mặt nước biển, với khí hậu mát mẻ quanh năm và có sương mù bao phủ. Dược liệu này có giá trị sử dụng và kinh tế cao. Các bộ phận của sâm được sử dụng đa dạng. Thân và rễ có thể dùng làm thuốc bổ, mỹ phẩm, tăng cường sinh lực, chống stress. Lá và nụ hoa sâm dùng làm trà uống có tác dụng kích thích tiêu hoá, an thần.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sâm Lai Châu có chứa tới 52 saponin (26 saponin thường thấy ở các loài sâm khác và 26 saponin mới đặc trưng chỉ có ở sâm Lai Châu). Trong đó, saponin majonosida-R2(MR2) chiếm tới 50% hàm lượng saponin toàn phần, là hợp chất chống oxy hóa đặc trưng tạo nên giá trị lớn cho cây sâm Lai Châu.
Nguồn VNExpress